ĐÔI NÉT VỀ BÌNH DƯƠNG
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[2], với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
+ Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
+ Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
+ Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh[4].
Địa hình Bình Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.
Được xem là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, Bình Dương có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ
Hiện nay toàn tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện. Được phân chia thành 91 đơn vị hành chính cấp xã: gồm 41 phường, 4 thị trấn và 46 xã.
ĐÔI NÉT VỀ THỊ XÃ TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG
Thị xã Tân Uyên hiện đang là đô thị loại III, thuộc tỉnh Bình Dương.

Vị trí địa lý
Thị xã Tân Uyên nằm ở phía Đông tỉnh Bình Dương, có sông Đồng Nai chảy qua.
+ Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) qua sông Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát.
+ Phía Nam giáp các thị xã Dĩ An, Thuận An; Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).
+ Phía Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.
Về Lịch sử
Trước 2014 là huyện Tân Uyên (huyện cũ)
Huyện nằm phía đông của tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Phía bắc giáp với huyện Phú Giáo, phía đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp với huyện Bến Cát, phía nam giáp với thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và thành phố Thủ Dầu Một
Huyện có diện tích 593,296 km² và dân số là 157.187 người (tháng 8/2009), có 22 đơn vị hành chính gồm 3 thị trấn: Uyên Hưng (huyện lị), Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 19 xã: Bạch Đằng, Bình Mỹ, Đất Cuốc, Hiếu Liêm, Hội Nghĩa, Khánh Bình, Lạc An, Phú Chánh, Tân Bình, Tân Định, Tân Hiệp, Tân Lập, Tân Mỹ, Tân Thành, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Thạnh Phước, Thường Tân, Vĩnh Tân.
Từ năm 2014 đến nay
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP, tách huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên.
Thị xã Tân Uyên được thành lập từ 3 thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 9 xã Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình, Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng của huyện Tân Uyên cũ. Đồng thời, chuyển 3 thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 3 xã Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình thành 6 phường có tên tương ứng.
Thị xã Tân Uyên có diện tích tự nhiên 19.249,20 ha và 190.564 nhân khẩu với 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường và 6 xã.
Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Tân Uyên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương và tiếp tục nâng cấp
thêm 3 phường nữa thành 6 phường gồm: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và Thái Hòa
và sáu xã gồm Bạch Đằng, Thạnh Hội, Vĩnh Tân, Tân Vĩnh Hiệp, Hội Nghĩa, Phú Chánh.
Thị xã Tân Uyên nằm về phía Đông Nam tỉnh Bình Dương.
+ Tổng diện tích tự nhiên là 19.175,72 ha.
+ Dân số là 190.564 người.
+ Thị xã Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính, gồm:
6 Phường: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình.
6 xã: Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng.
Dự kiến đến năm 2020, các xã: Phú Chánh, Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Tân Vĩnh Hiệp sẽ được nâng cấp thành phường.
Trong đó, 2 xã Bạch Đằng và Thạnh Hội là 2 cù lao trên sông Đồng Nai.
KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN UYÊN
Thông tin về khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Uyên

Nằm trên trục đường giao thông ĐT 746 và ĐT 747B có mặt cắt ngang là 38 mét dành cho 06 làn xe để đi các thành phố lớn.; Cảng Cát Lái: 30 km; Cảng ICD Sóng Thần: 16 km; Cảng sông Thạnh Phước: 06 km; Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 32 km; Cách Quốc lộ 13 khoảng 10 km; Cách TP.HCM khoảng 28 km; Thành phố mới Bình Dương: 06 Km
– Tổng vốn đầu tư: 335 tỷ đồng
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 204,06 ha
– Tính chất khu công nghiệp:
+ Hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông khép kín với các tuyến đường được thiết kế hài hoà tạo mỹ quan cho KCN. Mặt đường được thảm bê tông nhựa nóng rộng từ 14- 35m, tải trọng chuẩn H30. Hạ tầng hoàn chỉnh về điện, nước, thông tin liên lạc. Có các tiện tích nhà ở công nhân, Ngân hàng
Nhà máy xử lý nước thải tập trung: Tổng công suất thiết kế 8.000 m3/ngày đêm. Hiện nay nhà máy xử lý nước thải đã đưa vào vận hành module 1 với công suất 2.000 m3 /ngày đêm.
+ Năm đi vào hoạt động: 25/10/2005
+ Tổng vốn đầu tư đã thực hiện: 245 tỷ đồng
+ Diện tích đất đã cho thuê lại: 184,8 ha; đạt tỷ lệ lấp kín: 90,47%
+ Giá cho thuê đất (tham khảo): 42 – 49 USD/m2/tổng thời hạn thuê lại đất + Phí quản lý
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (GĐ1)
Địa chỉ khu công nghiệp: xã Uyên Hưng, thị trấn Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Nằm trên trục đường giao thông ĐT 746 và ĐT 747B có mặt cắt ngang là 38 mét dành cho 06 làn xe để đi các thành phố lớn; Cảng ICD Sóng Thần: 18 km; Cảng Cát Lái: 32 km; Cảng sông Thạnh Phước: 08 km; Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 34 km; Cách TP.HCM khoảng 30km; Cách Ga hàng hóa Sóng Thần 19 km; Thành phố mới Bình Dương: 08 Km.
– Tổng vốn đầu tư: 491 tỷ đồng
– Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 200,75 ha. Đất dịch vụ: 8,8 ha.
– Tính chất khu công nghiệp:
– Hạ tầng kỹ thuật: đang xây dựng
+ Nhà máy xử lý nước thải tập trung: đang xây dựng
+ Năm đi vào hoạt động:
+ Tổng vốn đầu tư đã thực hiện:
+ Diện tích đất đã cho thuê lại: 8,6 ha; đạt tỷ lệ lấp kín: 4,3 %
+ Giá cho thuê đất (tham khảo): 36 – 42 USD/m2/tổng thời hạn thuê lại đất + phí quản lý.
– Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM: Số 974/QĐ-BTNMT ngày 08/04/2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường
– Ngành nghề thu hút đầu tư:
+ Công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm;
+ Công nghiệp chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp, chế tạo cơ khí,
máy móc nông cụ, phân bón, chế phẩm về cao su;
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất
khẩu như may mặc, chế biến đồ gỗ, đồ điện, đồ gia dụng, kim khí, đồ nhựa, các loại bao bì;
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: khai thác cao lanh, sản xuất gạch men, vật liệu trang trí nội thất, khung cấu kiện, tấm lợp, tấm bao che.
Nam Tân Uyên Mở Rộng (GĐ2)
– Quyết định phê duyệt báo cáo 2118/QĐ-BTNMT ngày 11/09/2010 của Bộ Tài nguyên Môi trường
– Ngành nghề thu hút đầu tư:
+ Nhóm dự án cơ khí: luyện kim, sản xuất các dụng cụ, chi tiết, thiết bị
thay thế; sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; sản xuất ô tô các loại và xe gắn máy các loại; gia công và lắp ráp các loại máy móc thiết bị đặc chủng; đúc khuôn, cán và kéo kim loại;
+ Nhóm dự án chế biến lương thực, thực phẩm, nước giải khát: chế biến rau, củ, quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ nông nghiệp; chế biến các sản phẩm từ sữa, gia súc và gia cầm; chế biến thủy hải sản; suất ăn công nghiệp; bánh kẹo các loại; thực phẩm ăn nhanh các loại, sản xuất bia, nước ngọt, nước giải khát các loại và nước uống tinh khiết;
+ Nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng: cấu kiện bêtông, ống cống, bấc thấm xử lý nền móng; gạch nung lò tuynel các loại; đá hoa cương, đá granite, bột màu;
+ Nhóm dự án về dược phẩm, mỹ phẩm: sản xuất mỹ phẩm; sản xuất thuốc phụ vụ cho người và gia súc gia cầm (bao gồm thuốc đông và tân dược); sản xuất và chế biến chế phẩm sinh học;
+ Nhóm dự án về dệt (không nhuộm) và may mặc: sản xuất hàng may mặc, da (không thuộc da), giả da, sản xuất các sản phẩm dệt may (không nhuộm);
+ Nhóm các dự án khác: lắp ráp các sản phẩm điện tử, in ấn, bao bì và các dịch vụ có liên quan; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; sản xuất các cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi; sản xuất đồ nhựa, nhôm gia dụng và cao cấp; sản xuất hàng giấy và bao bì từ bột giấy hoặc giấy đã qua sử dụng; sản xuất hàng công nghệ phẩm; sản xuất đồ chơi trẻ em; dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của khu công nghiệp như cho thuê văn phòng, ngân hành, bưu điện, viễn thông, kho bãi (bao gồm cả kho lạnh), dịch vụ kho bãi, vận chuyển, giao nhận, cung cấp thực phẩm, vận tải, vệ sinh công nghiệp, thu gom và vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại đến nơi xử lý triệt để ngoài khu công nghiệp.